STRESS TRONG CÔNG VIỆC: 3 CẤP ĐỘ BẠN CẦN BIẾT!

Bạn có bao giờ tự hỏi stress trong công việc thực sự đến từ những áp lực bên ngoài hay từ bên trong chính bạn?

Trong bài này, mình đúc kết từ thực tế 6 năm làm việc với các nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp về một điều thú vị: stress không đơn thuần chỉ là phản ứng tiêu cực với áp lực công việc. Thực tế, stress hoạt động theo một cơ chế phức tạp và đa tầng, thường được biểu hiện qua ba cấp độ chính:

STRESS CẤP ĐỘ 1: MÂU THUẪN GIỮA KỲ VỌNG VÀ THỰC TẾ

Đây là dạng stress phổ biến và dễ nhận diện nhất. Khi kết quả công việc không đạt được như kỳ vọng, chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng. Điều đáng nói là gốc rễ của vấn đề không nằm ở bản thân thất bại, mà ở nỗ lực kiểm soát quá mức những yếu tố vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Cấp độ này gần như ai cũng đã hiểu rồi, nên mình muốn làm rõ hơn về tiến trình của nó. Đầu tiên, bên trong chúng ta có một kỳ vọng về kết quả công việc. Sau đó, kỳ vọng biến thành nỗ lực kiểm soát thực tế. Tuy nhiên khi gặp hoàn cảnh khó kiểm soát hoặc không thể kiểm soát được, chúng ta bắt đầu căng thẳng, lo lắng, bất an… (stress) và tệ nhất là cảm giác bất lực, trách móc chính mình (trầm cảm). Lúc này, nếu kỳ vọng càng cao thì cảm giác bất lực càng lớn, rung động tâm thức bên trong càng thấp và chúng ta càng mất đi sự sáng suốt, biểu hiện thành các triệu chứng thể lý khác như khó thở, đau dạ dày, mất ngủ, béo phì…

Khi gặp hoàn cảnh khó kiểm soát hoặc không thể kiểm soát được, chúng ta bắt đầu căng thẳng, lo lắng, bất an…
Nguồn ảnh: Freepik

STRESS CẤP ĐỘ 2: ÁP LỰC TỰ SINH

Ở cấp độ này, stress xuất hiện ngay cả khi chưa gặp khó khăn thực sự. Tâm trí chúng ta tự động phóng đại các rào cản tiềm ẩn, tạo cảm giác thiếu hụt về thời gian và nguồn lực, từ đó hình thành một vòng luẩn quẩn của áp lực nội tại.

Vì sao lại như vậy? Vẫn là kỳ vọng! Ngay khi bắt đầu một kế hoạch nào đó mà bên trong chúng ta có kỳ vọng cao vào kết quả, tiến trình stress bắt đầu vận hành:

– Tự đặt mục tiêu cao hơn thực tế, hoặc tự có tiêu chuẩn cao hơn về mục tiêu của mình

– Vô thức bên trong bắt đầu muốn kiểm soát để đạt được mục tiêu cao đó

– Phần vô thức đó tiếp tục tự sinh ra áp lực khác: nhìn vào hướng khó, phóng đại rào cản, luôn cảm thấy không đủ thời gian và nguồn lực…

Dù thực tế có thể không như tưởng tượng, nhưng lăng kính ta đang dùng để nhìn vào thực tế thì đã bao gồm tất cả những rào cản trên, chỉ vì bên trong ta đang có rung động thấp của sự khao khát đến mức tự căng thẳng. Đáng báo động là rung động này cũng khá thấp và có thể gây ra các triệu chứng thể lý như co cơ, giảm tuần hoàn máu, choáng và ngất.

Rung động thấp của sự khao khát có thể gây ra các triệu chứng thể lý như co cơ, giảm tuần hoàn máu, choáng và ngất.
Nguồn ảnh: Freepik

STRESS CẤP ĐỘ 3: NGHỊCH LÝ THÀNH CÔNG

Đây là dạng stress tinh vi nhất, xuất hiện ngay cả khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Chúng ta lo lắng về việc duy trì thành quả, sợ mất đi những gì đang có, và không thể thực sự tận hưởng thành công hiện tại.

Hãy thử nhìn xem, trong cuộc sống của bạn đã có những lúc đạt được kết quả như mong muốn, nhưng bạn có thực sự thấy đầy đủ, thoả mãn mà không lo nghĩ gì hay không? Nếu bỏ qua lí trí và nhìn vào cảm xúc thực sự, bạn sẽ thấy mình vẫn có sự hụt hẫng, bất an, suy tư… ngay cả khi mọi kết quả đã đạt được như kế hoạch.

Đó là vì bên trong chúng ta vẫn thường xuyên có một kỳ vọng khác: duy trì hay giữ được kết quả tốt đẹp này mãi mãi. Nhưng cuộc sống vốn vô thường và chúng ta đều đủ trí tuệ để hiểu điều đó, nên khi còn kỳ vọng giữ được thành quả, bên trong ta càng ngầm sợ. Ngay khi đang có những thứ tốt đẹp, ta vẫn nhìn vào những thứ đang đe doạ đến điều tốt đẹp đó và bắt đầu căng thẳng kiểm soát (rất ngầm từ bên trong).

Khi còn kỳ vọng giữ được thành quả, bên trong ta càng ngầm sợ.
Nguồn ảnh: Freepik

Những lo lắng, tính toán này chính là dấu hiệu tiềm ẩn của stress nhưng ở mức độ khó nhận diện hơn. Rung động tâm thức của dạng stress này thường ở mức 3.000 Trong, rất thấp dù bên ngoài có vẻ ta đang rất viên mãn.

Hiểu được điều này giúp chúng ta nhận ra: không phải thành công sẽ đem lại sự bình an, mà chính sự bình an bên trong mới là nền tảng cho thành công bền vững.

Không phải thành công sẽ đem lại sự bình an, mà chính sự bình an bên trong mới là nền tảng cho thành công bền vững.
Nguồn ảnh: Freepik

📌 Hiểu được ba cấp độ này không chỉ giúp chúng ta nhận diện chính xác nguồn gốc stress mà còn là chìa khóa để xây dựng chiến lược ứng phó hiệu quả.

Chiến thắng stress không đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn nó. Thay vào đó, mấu chốt nằm ở việc hiểu và làm chủ được cơ chế hoạt động của nó. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể xây dựng một lối sống và phương pháp làm việc thực sự bền vững, vừa đảm bảo hiệu suất công việc vừa bảo vệ được sức khỏe tinh thần lâu dài.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), stress trong công việc đang trở thành một trong những thách thức sức khỏe lớn nhất – “căn bệnh thế kỷ 21”.

Đồng thời, 71% người lao động đang bị stress làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khoẻ, 60% người lao động đang bị stress làm ảnh hưởng đến mối quan hệ, theo báo cáo 2024 của Gallup tại các quốc gia phát triển.

👉👉 Bạn đang ở cấp độ stress nào? Hãy chia sẻ trải nghiệm của bạn trong phần bình luận và đọc thêm các bài viết khác của series “Chiến thắng stress để thành công thực sự” nhé.

Được đọc nhiều nhất

Bình chọn

xuất hiện trên 360° Emotions số tiếp theo

Đăng nhập

Kết nối, thảo luận và tương tác nhiều hơn

[nextend_social_login]

Bạn chưa có tài khoản? ĐĂNG KÝ

Đăng ký

Sử dụng tài khoản Google của bạn để truy cập ngay – an toàn và tiện lợi

[nextend_social_login]

hoặc hoàn thành biểu mẫu sau

Bạn đã có tài khoản? ĐĂNG NHẬP