Sau khi tìm được động lực chân chính, chúng ta thường có 2 thái cực hành động:
- Cố gắng và căng thẳng kiểm soát để phải đạt được mục tiêu. Khi đạt được mục tiêu rồi vẫn cảm thấy có gì đó chưa thoả mãn và rất nhanh phải tìm mục tiêu mới.
- Vẫn có chút ngăn ngại, chưa thực sự quyết liệt hành động để đạt được kết quả.
Đó đều là dấu hiệu của trạng thái năng lượng thấp khi bạn biết mình muốn làm gì nhưng chưa nhìn hết rủi ro thực sự. Bạn hãy làm rõ thêm về các rủi ro về tâm lý của chính mình (ví dụ: bị phán xét, làm bố mẹ thất vọng v.v…). Nếu điều tệ nhất trong các rủi ro xảy ra, bạn có chấp nhận và vẫn thấy việc này xứng đáng không?
Giống như khi nhấc một đồng xu, bạn không thể chỉ lấy một mặt mà buộc phải nhấc cả 2 mặt của nó. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn đều phải trải qua cả phần được và mất của câu chuyện. Hiểu và chấp nhận những rủi ro bên trong mình đang chống lại nhất – mặt trái của đồng xu – chính là lúc bạn sẵn sàng để nhấc đồng xu đó lên và không hối tiếc.
Thay vì căng thẳng, sợ hãi hoặc gồng cứng khi hành động, bạn hãy để ý vào trạng thái bên trong và bên ngoài: bên trong bình an, chấp nhận điều xấu nhất có thể xảy ra; còn bên ngoài vẫn nỗ lực mạnh mẽ, cố gắng hết sức cho mục tiêu của bạn.
KỸ THUẬT “SIẾT CHẶT BÊN NGOÀI – THẢ LỎNG BÊN TRONG” GIÚP BẠN XÂY DỰNG SỨC MẠNH TINH THẦN