Từ chối 1 vấn đề là tạo thành 3 vấn đề

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, cách chúng ta phản ứng với những vấn đề này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc vượt qua chúng. Nhiều người có xu hướng từ chối hoặc chống lại vấn đề, nhưng…

Phản ứng thông thường của chúng ta

Khi gặp phải vấn đề, phản ứng đầu tiên của nhiều người là tìm cách xử lý và loại bỏ nó ngay lập tức. Điều này thường dẫn đến stress, căng thẳng và áp lực. Chúng ta có thể cảm thấy cần phải “gồng mình lên” và lao vào giải quyết vấn đề một cách quyết liệt. Tuy nhiên, nếu vấn đề quá khó khăn hoặc dường như không có giải pháp, chúng ta có thể rơi vào trạng thái tự ti, bi quan, đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác. Điều này có thể dẫn đến sự tê liệt trong hành động và tạo ra nỗi sợ hãi khi đối mặt với những thách thức tương tự trong tương lai.

person girl woman business desk 1
Nguồn: Freepik

Cách nhìn đúng đắn hơn

Thay vì chống lại vấn đề, chúng ta cần nhìn nhận nó một cách khách quan hơn:

  1. Chấp nhận thực tế: Việc đã xảy ra là đã xảy ra, không thể thay đổi. Dù hậu quả có tệ đến đâu, chúng ta cũng không có cách nào có thể ngăn chặn được 100%. Đó là sự thật.
  2. Hiểu rõ về sự không thể kiểm soát: Mọi sự kiện theo dòng chảy của nhân duyên, của vũ trụ, đều đã được định sẵn sẽ xảy ra, bất kể chúng ta muốn hay không. Không ai, dù tài giỏi đến đâu, có thể kiểm soát hoàn toàn dòng chảy của cuộc sống.
  3. Chấp nhận là nền tảng của sự vững vàng: Khi vấn đề xuất hiện, việc đầu tiên cần làm không phải là chống lại nó, mà là chấp nhận rằng nó đã xảy ra và chuẩn bị tinh thần cho những kết quả có thể xảy ra, kể cả những điều tệ nhất. Đây chính là nền tảng để xây dựng sự vững vàng trước các thách thức.

Tại sao từ chối một vấn đề lại tạo ra ba vấn đề?

  1. Tạo ra nỗi sợ không cần thiết và khiến vấn đề ban đầu lớn hơn: Khi từ chối vấn đề, chúng ta tự tạo ra một nỗi sợ không cho phép vấn đề xảy ra. Điều này dẫn đến việc tập trung quá nhiều vào mặt tiêu cực của tình huống. Khi đó, năng lượng, tâm trí và những phản ứng của bạn sẽ chỉ xoay quanh hệ quả tiêu cực mà bạn đang sợ hãi, dù nó hoàn toàn có thể chưa xảy ra và mọi nguy cơ xảy ra chỉ là 50-50. Tạo ra một nỗi sợ trong tâm trí và hành động như thể nỗi sợ ấy chắc chắn sẽ xảy ra, chính bạn đang “nuôi” một vấn đề lớn hơn khiến nó có thể xảy ra thật sự.
  2. Bỏ lỡ cơ hội phát triển: Mỗi vấn đề đều có mặt tích cực và tiêu cực, vấn đề có thể đến với bạn nhưng cũng có thể sẽ được giải quyết bởi các nhân duyên khác. Nhưng khi từ chối một vấn đề, bạn sẽ từ chối cả những mặt tích cực của nó, bao gồm cả cơ hội đối diện, cơ hội học hỏi, cơ hội kết nối nguồn lực… Khi né tránh không dám đối diện vấn đề, chúng ta sẽ bỏ lỡ mọi giá trị mà vấn đề đó mang lại và thường đưa ra quyết định cực đoan, nhầm lẫn.
  3. Nuôi dưỡng điểm yếu nội tại: Khi từ chối một vấn đề, chúng ta đang nuôi dưỡng thói quen né tránh và làm suy yếu khả năng đối phó với thách thức của chính mình. Khi không chấp nhận vấn đề, bạn đang tự tạo một niềm tin sâu sắc rằng vấn đề đến là để gây hại, để làm bạn khó khăn, để khiến bạn mất mát và dần hình thành tổn thương trong tâm lý của bạn. Bạn trở thành nạn nhân của vấn đề và không dám đối mặt với nó tiếp tục trong tương lai. Thực tế, vấn đề vẫn luôn xảy ra liên tục trong cuộc sống của chúng ta vì mọi chuyện không diễn ra theo ý chí chủ quan mà đều diễn ra trong dòng chảy khách quan. Vì thế, việc liên tục từ chối vấn đề sẽ chỉ luôn làm bạn yếu đi mà không thể mạnh mẽ, trưởng thành hơn.
sad hopeless young woman sitting alone home feeling desperate
Nguồn: Freepik

Giải pháp khi gặp vấn đề và khó khăn

Để đối diện với vấn đề một cách hiệu quả, hãy thực hiện các bước sau:

  1. Xác định nỗi sợ lớn nhất: Tự hỏi bản thân điều gì là điều bạn không muốn xảy ra nhất trong tình huống này? Hãy tưởng tượng và tự hỏi mình xem còn điều gì tệ hơn nữa.
  2. Suy ngẫm về tính không thể tránh khỏi: Hãy nghĩ xem nếu điều tệ nhất xảy ra, liệu bạn có thể ngăn chặn nó không, bất kể bạn có quyền lực hay tài năng đến đâu. Hãy xem những tấm gương của các nhân vật nổi tiếng thế giới có chống lại được những nghịch cảnh họ đã gặp không? Vì bản chất một chuyện xảy ra hay không là do đủ các điều kiện nhân duyên chứ không phải chỉ do mong muốn của bạn quyết đinh.
  3. Chấp nhận khả năng xấu nhất: Quyết định xem bạn có thể chấp nhận kết quả tệ nhất nếu nó xảy ra không. Nếu không chấp nhận thì bạn còn có thể làm gì khi nó xảy ra?
  4. Lắng nghe trực giác để hành động: Sau khi đã chấp nhận, hãy tìm hành động nào có thể giúp bạn cảm thấy tự tin và bình an nhất để bắt đầu đối mặt với vấn đề.

Kết luận: Chiến thắng thử thách bằng cách đón nhận nó

Thay vì từ chối vấn đề, hãy nhìn nhận chúng như những cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Bằng cách đón nhận thách thức một cách cởi mở, chúng ta có thể:

  1. Tích lũy kinh nghiệm sống quý báu.
  2. Phát triển sự vững vàng và bình an nội tại.
  3. Nhận ra giá trị của những khó khăn để tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.

Khi chúng ta học cách đón nhận vấn đề thay vì chống lại chúng, chúng ta không chỉ giải quyết được thách thức hiện tại mà còn trang bị cho mình khả năng đối mặt với những khó khăn trong tương lai. Hãy nhớ rằng, khó khăn chính là cơ hội để chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn và khám phá tiềm năng thực sự của bản thân.

relaxed barefooted girl white dress sitting chair balcony holding cup tea
Nguồn: Freepik

Được đọc nhiều nhất

Bình chọn

xuất hiện trên 360° Emotions số tiếp theo

Đăng nhập

Kết nối, thảo luận và tương tác nhiều hơn

Bạn chưa có tài khoản? ĐĂNG KÝ

Đăng ký

Sử dụng tài khoản Google của bạn để truy cập ngay – an toàn và tiện lợi

hoặc hoàn thành biểu mẫu sau

Bạn đã có tài khoản? ĐĂNG NHẬP