Chuyên gia Hồng Anh chỉ ra 3 sai lầm khiến NTK Đỗ Long trả giá đắt vì quá cầu toàn

Show "Giai Nhân" viral khắp cõi mạng liệu có đem đến cho NTK Đỗ Long một thành công trọn vẹn?

Xuất hiện tại tập 11 chương trình 360° Emotions, NTK Đỗ Long khiến nhiều người bất ngờ khi tiết lộ đã suýt ngất xỉu trong show Giai Nhân đặc biệt thành công vừa qua. Đó chính là một trong những cái giá mà Đỗ Long phải trả khi quá cầu toàn trong quá trình tổ chức show. Vì đâu mà Đỗ Long gặp phải tình trạng này? Và anh còn nhận thêm những hậu quả nghiêm trọng nào nữa? Hãy cùng khám phá những phân tích của chuyên gia Hồng Anh nhé!

445821654 10161505844664485 9174049870706611785 n
Nguồn: GIAI NHÂN Runway Show 2024 by ĐỖ LONG

Tháng 05/2024 vừa qua, NTK Đỗ Long đã tạo ra tiếng vang trong ngành thời trang với show diễn Giai nhân quy tụ hơn 350 khách mời, trong đó có 100 nghệ sĩ hàng đầu. Show diễn đạt thành công rực rỡ với hơn 5 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội và lên Top 1 thịnh hành trên VieOn chỉ sau 1 giờ công chiếu.

Đằng sau thành công này là sự chuẩn bị tỉ mỉ đến từng chi tiết của nhà thiết kế, anh chia sẻ: “Hầu như là anh sẽ là người quyết định hết tất cả mọi thứ. Anh cảm thấy cái này thêm thắt vào hay là bớt đi thì nó sẽ đẹp hơn. Nhiều khi mình bị kỹ tới vậy, đáng lẽ là người ta có thể giao cho nhân viên làm, nhưng bản thân anh thì anh lại không có kiểu để cho mọi người làm hết được.

Tuy nhiên, chính sự cầu toàn này đã đẩy NTK Đỗ Long vào tình trạng kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần, như anh tiết lộ trong tập 11 chương trình 360° Emotions. Thế nhưng, đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng. Chuyên gia khám phá tâm thức Hồng Anh, host của chương trình, đã chỉ ra cho NTK Đỗ Long thấy, việc quá cầu toàn còn gây vấn đề nghiêm trọng đến năng lượng tinh thần của chính anh.

NTK Đỗ Long đã phải trả giá gì khi quá cầu toàn?

Về mặt tinh thần, NTK Đỗ Long luôn rơi vào trạng thái căng thẳng và stress cực độ: “Anh có những lúc anh không thể dừng lại được. Mình cứ cuốn đi theo công việc. Anh lên cái này, anh đã làm gần xong là anh đã phải làm qua cái khác rồi. Anh sẽ có 2, 3 cái suy nghĩ tiếp theo nữa. Nên nhiều khi nó sẽ làm anh cảm thấy anh rất mệt”.

Sự cầu toàn còn khiến Đỗ Long bắt mình phải tham gia vào mọi khâu của công việc, thậm chí ôm đồm không cần thiết. Khi chỉ việc cho nhân viên mà nhân viên làm nhiều lần không đạt kết quả anh mong muốn thì chính Đỗ Long lại nghĩ: “Ủa mình có thể, mình có thể làm được tốt hơn, mà tại sao mình không làm?” Và hậu quả là Đỗ Long kiệt sức, anh tâm sự: “Anh cảm giác rất mệt và bị kiệt sức. Hầu như là bị lao lực tại thực ra bây giờ mình cũng có tuổi, không phải là mình còn trẻ.”

Thậm chí, việc quá cầu toàn đã khiến Đỗ Long suýt nữa làm ảnh hưởng đến show Giai Nhân, anh chia sẻ: “Có những đêm mình phải thức, mình làm xong mọi thứ, mình không ngủ luôn. Có 2 giai đoạn là anh sắp xỉu trên thảm đỏ. Lúc đó anh chỉ biết quay vô bên trong và anh cầu nguyện “Cố gắng lên, lạy Phật cho con đừng xỉu ở trên này!”

Và nghiêm trọng hơn, anh gặp phải vấn đề bệnh lý co rút cơ vì quá căng thẳng. Dù đã dành thời gian nghỉ ngơi 1 tháng tại Mỹ nhưng Đỗ Long mới chỉ hồi phục được 70 – 80%. Thậm chí, anh tiếp tục bị co rút cơ khi làm việc trở lại. “Thật sự đến bây giờ thì anh vẫn trong cái quá trình mà đi trị liệu. Tức là anh khi mà anh bị căng thẳng nhiều quá thì những cơ trong người anh nó bị rút lại. Mặc dù anh vẫn ăn uống bình thường nhưng mà số kg nó vẫn giảm vì mình hoạt động đầu óc quá nhiều“, anh chia sẻ.

5
Nguồn: 360°Emotions

Có thể thấy, Đỗ Long phải trả giá rất lớn cho sự cầu toàn của mình. Thế nhưng, những gì mà Đỗ Long nhận thấy mới chỉ là một phần rất nhỏ. Ám ảnh về cầu toàn còn ảnh hưởng đến cả trạng thái tinh thần sâu bên trong Đỗ Long.

Trạng thái tinh thần sâu bên trong, được gọi là tâm thức, là những suy nghĩ và cảm xúc mà chúng ta không ý thức được. Trạng thái này tạo ra các năng lượng tích cực hoặc tiêu cực, cộng hưởng với mọi sự việc bên ngoài để tạo nên cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Qua phương pháp kiểm tra rung động tâm thức – một phương pháp mới lạ nhưng chuẩn xác, chuyên gia Hồng Anh phát hiện trạng thái tinh thần của anh đang rất tiêu cực. Mức rung động của anh trong lĩnh vực phát triển bản thân chỉ đạt 1.000 Trong. Vì nằm ở tầng sâu vô thức, các phương pháp trị liệu thông thường tác động vào ý thức hay thể chất đều không thể giải quyết triệt để vấn đề. Điều này thể hiện rõ qua câu chuyện của NTK Đỗ Long tại chương trình 360° Emotions – dù anh ý thức được mức độ căng thẳng, biết cách xử lý đúng đắn và đã thực hiện trị liệu, nhưng ám ảnh cầu toàn vẫn tiếp tục tác động và điều khiển hành vi của anh một cách vô thức.

Sau khi kiểm tra rung động và xác nhận vấn đề với NTK Đỗ Long, chuyên gia Hồng Anh đã sử dụng các phương pháp mang màu sắc tâm linh để chữa lành. Trong quá trình đó, chuyên gia đã chỉ ra 3 nhầm lẫn bên trong khiến NTK Đỗ Long bị “cầu toàn” chi phối.

4
Nguồn: 360°Emotions

Những nhầm lẫn nào đã khiến NTK Đỗ Long bị “ám ảnh cầu toàn” chi phối?

Để giúp NTK Đỗ Long thấu hiểu vấn đề sâu bên trong, chuyên gia Hồng Anh sử dụng phương pháp xin thông điệp từ bộ bài Trong Suốt. Bằng cách xin hai thông điệp – một cho nguyên nhân và một cho giải pháp, kết hợp với sự giải thích và tư vấn của chuyên gia, phương pháp này đã giúp NTK Đỗ Long nhìn rõ những nhầm lẫn bên trong khiến anh ám ảnh cầu toàn & có rung động thấp.

Nhầm lẫn 1: Không nhận ra cái tốt nhất đã có sẵn

Lá bài nguyên nhân mang thông điệp: “Tình yêu không có điểm bắt đầu và kết thúc. Người yêu có thể ra đi nhưng tình yêu vẫn ở lại. Vì tình yêu luôn ở đây, luôn sẵn có trong mỗi người”.

3
Nguồn: 360°Emotions

Dưới sự gợi ý của chuyên gia, khi thay “tình yêu” bằng “cái tốt nhất” – điều mà Đỗ Long đang tìm kiếm, vấn đề đã trở nên rõ ràng. Anh quá cầu toàn, quá khao khát cái tốt nhất vì không nhận ra nó đã có sẵn. Về bản chất, khi quá khao khát một cái gì đó tức là chúng ta đang quá sợ hãi một thứ ngược lại. Đỗ Long cũng vậy, anh muốn cái tốt nhất và kiểm soát để mọi thứ đúng như ý mình vì anh sợ thứ mình đang có, thứ mình làm được chưa là tốt nhất.

Thế nhưng, thực tế là cái tốt nhất đã có sẵn ở đây. Chuyên gia Hồng Anh chỉ ra rằng: Con người luôn chọn phương án tốt nhất có thể trong điều kiện và hoàn cảnh tại thời điểm đó. Khi nhìn lại và thấy có thể làm tốt hơn, đó là vì ta đang dùng điều kiện hiện tại để đánh giá quá khứ. Như chuyên gia chia sẻ: “Nếu cho anh quay lại đúng năm phút trước, với những điều kiện, cảm xúc và suy nghĩ lúc đó, thì ngay khoảnh khắc đó anh vẫn đang luôn chọn cái tốt nhất của mình.”

Đây chính là nhầm lẫn đầu tiên khiến Đỗ Long vô thức tạo áp lực lên chính mình khi khao khát đạt được sự hoàn hảo.

Nhầm lẫn 2: Không chấp nhận thực tại dẫn đến trạng thái làm việc sai lầm

Sau khi nhận ra vấn đề từ lá bài nguyên nhân, Đỗ Long hiểu rằng mình đang đặt ra tiêu chuẩn quá cao và cần phải chấp nhận thay vì luôn đi tìm cái tốt nhất. Điều này cũng chính là thông điệp từ lá bài giải pháp: “Thừa nhận – Để giải quyết được vấn đề, bạn hãy thừa nhận mình có vấn đề và chấp nhận thay vì từ chối nó”.

2
Nguồn: 360°Emotions

Chuyên gia Hồng Anh chỉ ra rằng việc không chấp nhận thực tại khiến Đỗ Long tiêu tốn năng lượng không cần thiết và tạo ra trạng thái làm việc sai lầm. Cô phân tích: “Xét theo cái nguyên lý của rung động tâm thức, khi mình chấp nhận là hoàn toàn cái này có thể không được như kỳ vọng thì lúc đó rung động của anh bắt đầu lại vọt lên 10.000 và trên đó tiếp. Tức là mình lên cái khu rung động cao rồi. Thì trên khu rung động cao này, lúc đó mình làm cái gì tiếp thì tất cả những hành động đó đến cùng với cái tần số rung động ở mức cao. Nó sẽ thu hút những cái việc có cái rung động cao như thế.

Ngược lại mình từ chối, mình muốn tiêu diệt cái hiện tại thì mình vẫn phải làm tiếp, nhưng mà rung động của mình lại là cái rung động của sự từ chối. Cho nên mình phải làm nhưng rất nhiều năng lượng đã phải dồn vào cái sự chống lại, gọi là muốn gạt đi cái thực tại của mình. Nên là nó sẽ ngốn năng lượng của mình nhiều hơn rất nhiều so với cái phương án mà mình chấp nhận.”

Chuyên gia Hồng Anh cũng nhấn mạnh rằng chấp nhận không phải là mình cắn răng, đành chấp nhận. Chấp nhận thật sự là mình hiểu biết rằng với những cái nhân duyên, những điều kiện lúc đó và vì nhân quả nghiệp lực của mỗi người mà kết quả được đến như vậy thôi. Và nếu muốn những kết quả cao hơn thì sẽ là cần thêm những cái nhân tốt, những cái quả tốt nở ra. Khi có sự chấp nhận đó mình bắt đầu có trí tuệ bên trong và thật sự có được bình an và sáng suốt trong tình huống mà kết quả chưa được như mong muốn.

Khi không chấp nhận thực tại, ta vừa phải giải quyết vấn đề vừa phải đối phó với sự phản kháng bên trong, dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức. Ngược lại, việc chấp nhận sẽ khiến “cái chưa tốt” không còn là rào cản. Từ đó, tâm trí trở nên rộng mở, cho phép những ý tưởng sáng tạo mới nảy sinh để tiến về phía trước. Vì vậy, chìa khóa để giải quyết vấn đề nằm ở việc chấp nhận nó thay vì từ chối và rơi vào trạng thái làm việc sai lầm.

Nhầm lẫn 3: Bắt buộc mọi thứ phải xảy ra theo ý của mình

Việc không chấp nhận thực tại xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa hơn, đó là kỳ vọng – bắt mọi thứ phải xảy ra theo ý mình. Do đó, chuyên gia Hồng Anh tiếp tục hướng dẫn NTK Đỗ Long cách thức để chấp nhận vấn đề và chuyển hoá nhầm lẫn bên trong mình từ kinh nghiệm của cô:

“Khi em chấp nhận, nghĩa là mình sẽ chuyển từ kỳ vọng sang hi vọng. Hi vọng thì nghĩa là gì, nếu được mức này thì tốt, mà không thì được mức này cũng được, cũng ổn. Nhưng mà còn kỳ vọng nghĩa là gì, là phải được mức này thì mình mới ổn. Còn không được mức này là mình thành tiêu cực luôn.

Khi mình kỳ vọng nghĩa là mình bắt cái vũ trụ này phải xảy ra theo kiểu của mình. Nhưng mà vũ trụ hoàn toàn có thể xảy ra theo kiểu khác, mà mình lại bắt xảy ra theo kiểu này, thì mình sai trước. Nên là lúc đó mình sẽ chuyển một cái thái độ khác. Đó là cái mình đang có nó rất ok bởi vì nó là cái đang xảy ra, nó sẽ đúng đắn và hoàn hảo theo kiểu riêng của nó. Lúc đó em vẫn phải tập về nhân quả, vô thường, về những điều kiện duyên đang xảy ra trong cuộc sống. Nó dẫn đến cái câu chuyện mà không ai trong hoàn cảnh đó làm khác đi được. Thì lúc đó bắt đầu mình tăng cái tính chấp nhận nhiều hơn.”

Chuyên gia nhấn mạnh rằng hy vọng thì rất tốt nhưng cái kỳ vọng mới gây vấn đề. Và thú vị là, khi chấp nhận nhiều hơn, kết quả lại trở nên tốt đẹp vì quá trình tiếp theo diễn ra trong sự bình an, không còn khó chịu hay trách móc. Đỗ Long hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Anh nhận ra sự cầu toàn của mình không chỉ tạo áp lực cho bản thân và nhân viên, mà còn khiến anh không có thời gian cho những việc quan trọng như xây dựng chiến lược dài hạn. Thực tế, anh đã bắt đầu điều chỉnh bằng cách trao quyền cho nhân viên và chấp nhận kết quả thấp hơn so với tự mình làm.

Bên cạnh việc phân tích cho NTK Đỗ Long thấy được những nhầm lẫn khiến anh có rung động thấp, chuyên gia Hồng Anh cũng gợi mở những phương án trí tuệ giúp NTK Đỗ Long giải toả được những áp lực do nhầm lẫn gây ra. Nhờ đó, sau cuộc trao đổi, chuyên gia Hồng Anh đã giúp Đỗ Long thay đổi và có được những giải pháp mới với “ám ảnh cầu toàn”. Kết quả cuối chương trình cho thấy rung động tâm thức của anh đã tăng lên 80.000 Trong – mức rung động của sự chấp nhận, rộng mở và mong muốn điều tốt đẹp cho người khác. Kết quả này cho thấy, sâu bên trong anh đã thay đổi nhờ vào những phân tích trí tuệ và sâu sắc của chuyên gia Hồng Anh.

Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho những ai đang gặp phải “ám ảnh cầu toàn” như NTK Đỗ Long, để có thể chấp nhận và rộng mở với thực tại.

1
Nguồn: 360°Emotions

Được đọc nhiều nhất

Bình chọn

xuất hiện trên 360° Emotions số tiếp theo

Đăng nhập

Kết nối, thảo luận và tương tác nhiều hơn

Bạn chưa có tài khoản? ĐĂNG KÝ

Đăng ký

Sử dụng tài khoản Google của bạn để truy cập ngay – an toàn và tiện lợi

hoặc hoàn thành biểu mẫu sau

Bạn đã có tài khoản? ĐĂNG NHẬP